TẦM NHÌN
Trở thành một trong những thành công ty sản xuất nước mắm truyền thống hàng đầu Việt Nam, mang đến sự hài lòng cho khách hàng, và tạo nên một môi trường làm việc tốt dành cho nhân viên.
SỨ MỆNH
“Giữ Gìn và Phát Huy Nước Mắm Thống Phú Quốc” thông qua việc mang đến những sản phẩm được sản xuất theo phương pháp cổ truyền cũng như đảm bảo được chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
GIÁ TRỊ CỐT LÕI
Luôn lấy con người (khách hàng, nhân viên) là yếu tố nồng cốt.
Giữ vững giá trị truyền thống của sản phẩm.
Đề cao đạo đức trong kinh doanh.
Nước mắm đã xuất hiện tại hòn đảo Phú Quốc trên 200 năm. Nó đã trở thành một biểu tượng văn hóa ẩm thực riêng của người dân Phú Quốc. Cầm trên tay chai nước mắm, ông Trần Mỹ Thuận, người sáng lập ra thương hiệu nước mắm Thịnh Phát, bồi hồi nhớ lại chặng đường gian nan để giữ gìn ngành nghề nước mắm truyền thống của gia đình.
Gia đình ông Trần Mỹ Thuận có truyền thống nhiều đời đánh bắt cá cơm để và ủ chượp nước mắm. Ngay từ nhỏ, khác với những bạn bè cùng trang lứa chỉ vui chơi, ông đã theo những người lớn tuổi lên thuyền ra biển đánh bắt cá cơm. Ông trải qua biết bao trận mưa giông bão lớn, hàng tháng trời sống lênh đênh trên biển. Được sự chỉ dạy của những bậc tiền bối, và những trãi nghiệm thực tế từ rất sớm nên sau này ông trở thành một người chèo dọc (thuyền trưởng) nổi tiếng tại đảo Phú Quốc. Ngoài thời gian ở trên thuyền, mỗi lần về nhà ông lại dành thời gian học hỏi kinh nghiệm làm nước mắm của gia đình. Có thể nói, thanh xuân của ông gắng liền với sóng gió của biển cả và mùi hương của nước mắm.
Với kỹ năng của môt chèo dọc (thuyền trưởng) giỏi, ông Trần Mỹ Thuận có thể nhận biết và phân biệt loại cá cơm ngon để ủ nước mắm, kết hợp với kinh nghiệm làm nước mắm từ ông bà truyền lại, ông đã quyết định tạo dựng cho mình một sự nghiệp riêng. Giai đoạn ban đầu, ông và vợ (bà Đặng Thị Ngọc Thu) mở ra một nhà thùng nước mắm nhỏ với chỉ vài thủng ủ. Sau một thời gian dài hoạt động, ông nhận thấy các hãng nước mắm địa phương luôn phải chịu sự ép giá của những thương lái và người tiêu dùng sẽ không biết đến những thương hiệu nước mắm chính thống Phú Quốc. Do đó, ông quyết định đẩy mạnh phát triển thương hiệu nước mắm của gia đình để tạo một hướng đi riêng cũng như mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm chính thống nước mắm Phú Quốc.
Trong giai đoạn hiện nay, khó khăn chồng chất khó khăn cho các công ty nước mắm truyền thống Phú Quốc. Sự cạnh tranh gay gắt từ những thương hiệu nước mắm công nghiệp, sự tăng giá cá cơm. Chính những điều đó đã làm rất nhiều người dân Phú Quốc từ bỏ nghề làm nước mắm. Ông Trần Mỹ Thuân, ngậm ngùi chia sẽ về thực tại của số lượng doanh nghiệp nước mắm tại Phú Quốc. Trong giai đoạn hưng thịnh, tại Phú Quốc có trên 200 doanh nghiệp nước mắm, tuy nhiên những năm gần đây, số lượng giảm xuống đáng kể. Có rất nhiều người bà con họ hàng, bạn bè của ông đã quyết định từ bỏ nghề nước mắm truyền thống, cũng có người thì chuyển sang sản xuất nước mắm công nghiệp, nhưng riêng ông, ông vẫn quyết tâm giữ vững con đường mình đã chọn lựa. Dường như nước mắm truyền thống đã thấm sâu vào trong con người của ông.
Bao bì nhãn hiệu của sản phẩm nước mắm Thịnh Phát đều thể 3 yếu tố “Hương Rừng, Vị Biển, Tâm Hồn Viêt”.
HƯƠNG RỪNG
Họa tiết được sử dụng để làm nền trên bao bì là vân gỗ, tượng trưng cho thùng gỗ ủ chượp cá.
VỊ BIỂN
Họa tiết sóng biển, hình ảnh cá cơm và tàu đánh cá thể hiện yếu tố hương vị biển của sản phẩm.
TÂM HỒN VIỆT
Kiểu chữ số, chữ viết và tông màu sắc đều gắn liền với cuộc sống thường ngày của người dân đảo Phú Quốc.
Kiểu chữ số: được mô phỏng theo kiểu số vẽ tay trên những thùng gỗ.
Kiểu chữ viết: được lấy cảm hứng từ những kiểu chữ tại những địa điểm truyền thống của đảo Phú Quốc như đình thần, trường học, di tích nhà tù Phú Quốc.
Tông màu sắc: được dựa theo màu xanh của rừng, màu nâu của thùng gỗ, màu xanh của biển và tàu cá